Cong ty To Chuc Su Kien Vung Ben Tai Bac Ninh
Hỗ trợ trực tuyến
Hotline:
0862 855 475
Miss Thủy:
0947 096 691
Khách Online:
5
Tổng cộng:
6,521,798
Cập nhật: 28/05/2013
Xu huong phat trien nganh cong nghiep quang cao
Xu hướng phát triển ngành công nghiệp quảng cáo
Vừa qua, ARTI Vietnam kết hợp cùng Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp, Báo Tiền Phong tổ chức Hội thảo với chủ đề “Khuynh hướng phát triển của ngành công nghiệp Quảng cáo – Truyền thông tại Việt Nam & thế giới”. Hội thảo nhằm cung cấp cái nhìn tổng quát bức tranh của ngành công nghiệp quảng cáo – truyền thông & sáng tạo những năm qua và chỉ ra vài khuynh hướng phát triển mới trong ngành này.

alt

Tham dự Hội thảo có ông Đinh Quang Ngữ - Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam; ông Đỗ Kim Dũng - Phó Chủ tịch VAA kiêm Viện trưởng ARTI Vietnam; ông Phạm Ngọc Tuấn –Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp; ông Vũ Tiến – Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong cùng đại diện hiệp hội DN, cơ quan DN và cơ quan báo chí truyền hình.

Phát biểu khai mạc ông Vũ Tiến – Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong cho biết:

Trong xu thế của xã hội hiện đại, quảng cáo và truyền thông đã giúp DN đưa sản phẩm đến được với khách hàng. Với cơ quan báo chí, quảng cáo và truyền thông là một trong những kênh tài chính và nội dung cần thiết để duy trì các hoạt động của báo. Chủ đề “Xu hướng phát triển của ngành công nghiệp quảng cáo Việt Nam và thế giới” là một đề tài mà xã hội rất quan tâm. Hi vọng, hội thảo sẽ cung cấp cho các đơn vị các thông tin bổ ích để các DN, người tiêu dùng có nhịp cầu nối để ngày càng thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

alt

Ông Đinh Quang Ngữ, Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam cho biết, tình hình kinh tế khó khăn khiến các DN Việt Nam trước khi chi trả cho các hoạt động quảng cáo – truyền thông đều phải đắn đo, suy nghĩ về tính hiệu quả của nó.Chính điều này càng làm cho những DN sản xuất kinh doanh nói chung và các DN đang hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo – truyền thông gặp nhiều thách thức khi phải đưa ra những sản phẩm phù hợp với ngân sách của khách hàng mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả. Trong buổi Hội thảo hôm nay các diễn giả sẽ nói về xu hướng công nghệ quảng cáo mới. "Và tôi tin rằng, cộng hưởng với sự phát triển của đất nước trong tương lai thì ngành công nghiệp quảng cáo sẽ có bước phát triển nhất định" - ông Ngữ nói.

Tại Hội thảo, ông Đỗ Kim Dũng - Phó Chủ tịch VAA kiêm Viện trưởng ARTI Vietnam đã trình bày chủ đề “Xu hướng phát triển của ngành công nghiệp quảng cáo Việt Nam và thế giới”.

Ông Dũng cho biết, quảng cáo báo chí có vai trò quan trọng trong hàng trăm năm qua và luôn đứng vị trí số 1 vào thập kỷ 19. Đến khoảng năm 1950, đặc biệt 1960, truyền hình ra đời đã “vượt mặt” quảng cáo báo chí, đẩy quảng cáo báo chí xuống thứ vị trí 2. Và cho đến năm 2012, nhiều tờ báo lớn đã phải đóng cửa vì quảng cáo báo chí sụt giảm, giá bán báo không đủ để phục vụ việc in báo. 

Qua các TVC trình diễn tại hội thảo, ông Dũng đã chỉ ra rằng: Quảng cáo nghĩa sâu xa của nó không chỉ là giới thiệu sản phẩm. Nhiệm vụ sâu xa của quảng cáo là xây dựng thương hiệu, đồng thời làm tăng sự hiểu biết cho khách hàng về nhãn hiệu. Thông qua quảng cáo, người ta muốn gửi gắm vào đó những thông điệp cụ thể, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, kích thích người tiêu dùng thay đổi hành vi của mình trong việc tiêu dùng thông minh.

Hội thảo thu hút đông đảo các DN, các cơ quan báo chí truyền thông tới tham dự.

Quảng cáo Việt Nam đã có từ lâu đời với nhiều thương hiệu đã đi vào ký ức của con người trong hàng trăm năm qua như: Nước mắm Liên Thành, Xà phòng Cô Ba… Đến giai đoạn 1974 - 1994 xuất hiện thêm các doanh nghiệp trong nước sản xuất hàng tiêu dùng như Vinamilk, Bia Sài Gòn.... Và từ 1994 trở về sau, một số các nhãn hiệu nước ngoài bắt đầu xâm nhập vào Việt Nam.

Theo ông Dũng, trong hai năm 2012, 2013 ngành quảng cáo báo giấy đã ‘rớt’ xuống và đây là xu hướng của toàn cầu. Đầu năm 2012 đã có nhiều đầu báo lớn trên toàn cầu đã sụt giảm đáng kể. Điều này là không thể tránh khỏi, bởi vì các báo giấy không có nhiều đổi mới để tạo nên sự hấp dẫn. Trong khi đó vai trò cá nhân tiêu dùng lại đang đòi hỏi cần có sự tương tác, hấp dẫn sinh động. Và loại hình Internet đang phát triển để vươn lên chiếm vị trí của báo giấy, nó đang dần đáp ứng được những yêu cầu đó của người tiêu dùng. Báo Internet ta có thể hiểu là quảng cáo ở nhiều loại hình chứ không chỉ là các banner, hay bài viết mà nó tích hợp nhiều loại hình khác.

Dự kiến trong năm nay, loại hình internet sẽ vươn lên vị trí đứng thứ hai sau truyền hình và sẽ tiếp tục biến đổi. Nếu ngành quảng cáo báo giấy mà không có sự biến đổi thực sự thì sẽ không tránh khỏi xu hướng bị thay thế bởi loại hình Internet.

Ngành quảng cáo internet trên thế giới thị phần đã chiếm tới 19-20%, còn ở trong nước thì chúng ta chưa đo được. Thị phần cũng chưa nhiều do có những đặc thù nhất định. Cá nhân tôi thì hiện tại quảng cáo internet ở Việt Nam chưa vượt qua được báo giấy song chúng ta cũng không tránh khỏi theo xu hướng trên toàn cầu. Rõ ràng người trẻ là người tiêu dùng nhiều nhất và họ sẽ sẵn sang chi tiêu cho loại hình này.

alt

Ông Đỗ Kim Dũng - Phó Chủ tịch VAA kiêm Viện trưởng ARTI Vietnam. 

Phần hỏi đáp giữa ông Đỗ Kim Dũng - Phó Chủ tịch VAA kiêm Viện trưởng ARTI Vietnam, ông Phan Lê Khôi – Phó Chủ tịch IB Group và các vị khách mời đã làm nóng hội trường.

Với câu hỏi tương lai của quảng cáo sẽ ra sao? Ông Đỗ Kim Dũng cho biết: Nếu nghĩ một cách thông thường thì tương lai của quảng cáo sẽ là Internet, TVC… Tuy nhiên, theo tôi tương lai của quảng cáo là làm sao không thấy quảng cáo, người tiêu dùng muốn xem quảng cáo nhưng lại không có cảm giác là đang xem quảng cáo.

Phát biểu bế mạc chương trình, ông Phạm Ngọc Tuấn - Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp nhấn mạnh: Báo Diễn đàn Doanh nghiệp đánh giá rất cao sáng kiến của Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Quảng cáo Việt Nam, báo Tiền Phong trong việc tổ chức hội thảo chuyên đề này. Ban tổ chức hi vọng, qua hội thảo này, chúng ta sẽ tăng cường thêm sự phối hợp với các DN trong việc xây dựng các chiến lược quảng cáo và truyền thông hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay. 

Trả lời câu hỏi: Điều gì chắc chắn trong quảng cáo? Ông Đỗ Kim Dũng khẳng định: "Theo kinh nghiệm của tôi, điều chắc chắn nhất là không chắc chắn".

Một câu hỏi khác đặt ra: Theo đánh giá, doanh thu quảng cáo năm 2012 đã giảm đi rất nhều. Vậy, doanh số quảng cáo dự báo của Việt Nam trong thời gian tới sẽ ra sao? Ông Phan Lê Khôi cho biết: Nói về quảng cáo chúng ta phải nói đến chi phí. Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề chi phí cho quảng cáo là cực kỳ nan giải. DN thường có một chiến dịch tiếp thị tổng thể, trong đó quảng cáo chỉ là một công cụ. Trong bối cảnh khó khăn, DN nên tìm nhiều cách khác nhau để tiếp cận khách hàng thay vì chi phí quá lớn cho quảng cáo. Để làm được điều này, DN cần phải tìm hiểu xem người dùng, khách hàng muốn tiếp cận quảng cáo theo cách nào. Qua đó, DN sẽ đưa ra được một cách tiếp cận cụ thể, có thể qua các tổ chức khác nhau để đưa thông điệp của mình đến với khách hàng. Hiện nay có rất nhiều công cụ để quảng cáo mà chi phí không cao nhưng lại hiệu quả rất nhiều như là Facebook, các trang mạng xã hội…

alt

Ông Phan Lê Khôi - Phó Chủ tịch IB Group trả lời những câu hỏi của các đại biểu. 

Hiện nay có rất nhiều DN quảng cáo nước ngoài thâm nhập vào Việt Nam. Tại sao họ lại thắng DN trong nước? ông Phan Lê Khôi khẳng định: DN nước ngoài thắng DN trong nước bởi vì họ khác nhau về tư duy. Tư duy quảng cáo ở Việt Nam là thực hiện, còn tư duy quảng cáo của DN nước ngoài lại mang tính chiến lược. Các DN nước ngoài có lợi thế hơn DN trong nước bởi họ có các DN quảng cáo riêng, chuyên cung cấp dịch vụ cho họ. Ngoài ra, họ đã có kinh nghiệm phát triển quảng cáo từ rất lâu đời tại thị trường họ, nên việc thâm nhập và áp dụng tư duy đó vào Việt Nam một cách chuyên nghiệp đã thắng các DN trong nước.

Theo tôi, điểm yếu lớn nhất của DN Việt Nam là không có lợi thế như họ. Mặt khác DN Việt Nam cũng không có ý thức nâng tầm của mình lên. Không suy nghĩ được ở tầm chiến lược, chỉ là một công đi làm dịch vụ, làm thuê cho các ý tưởng của khách hàng mà thôi.

Một câu hỏi nữa lại được đặt ra cho ông Phan Lê Khôi đó là các công ty quảng cáo nói riêng và tình hình quảng cáo nói chung sẽ tốt hơn?. Ông Phan Lê Khôi cho biết: “Sau cơn mưa trời sẽ sáng”. Một nước chậm phát triển sẽ phát triển đi lên. Chúng ta không thể mãi như thế này được. Để phát triển được, chúng ta nên đầu tư một cách nghiêm túc hơn về định hướng, chiến lược, con người, đặc biệt là về tư duy. Chúng ta có một nền báo chí được nhà nước bảo trợ rất nhiều năm. Khi không còn bảo trợ nữa, anh nào yếu anh ấy sẽ chết đi. Sự tồn tại và chết đi là tất yếu. Chúng ta sẽ có những cuộc chết rất đau đớn, nhưng bên cạnh đó cũng sẽ có những mầm sống tươi sáng hơn đang nhú lên.

Sau hơn 3h đồng hồ làm việc khẩn trương, nghiêm túc, hội thảo “Khuynh hướng phát triển của ngành công nghiệp Quảng cáo – Truyền thông tại Việt Nam & thế giới” đã chính thức khép lại.

Phát biểu bế mạc chương trình, ông Phạm Ngọc Tuấn - Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp nhấn mạnh: Báo Diễn đàn Doanh nghiệp đánh giá rất cao sáng kiến của Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Quảng cáo Việt Nam, báo Tiền Phong trong việc tổ chức hội thảo chuyên đề này. Ban tổ chức hi vọng, qua hội thảo này, chúng ta sẽ tăng cường thêm sự phối hợp với các DN trong việc xây dựng các chiến lược quảng cáo và truyền thông hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay. 

Trao đổi bên lề với PV Báo DĐDN về việc có nên áp mức trần về chi phí quảng cáo cho DN hay không? Ông Đỗ Kim Dũng - Phó Chủ tịch VAA kiêm Viện trưởng ARTI Vietnam cho biết:

Theo tôi, cách nghĩ về áp trần chi phí quảng cáo của Cục thuế là không sai nhưng nếu đem ứng dụng cho thực tại bây giờ thì chưa chính xác. Các nhãn hàng của DN nước ngoài họ đâu có lấy doanh thu từ việc thu phí này.

Chúng ta nên coi chi phí quảng cáo là chi phí đầu tư. Khi xây dựng nhãn hiệu thì cần có những khoản chi phí cứng và mềm. Phần cứng là khoản chi phí về xây dựng nhà máy và phần chi phí mềm (quảng cáo) có khi phải dành nhiều hơn. Có rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới họ còn không đầu tư chi phí cho xây dựng nhà máy nhưng họ vẫn phát triển trên toàn cầu bởi họ thông qua việc truyền thông. Điều đó khẳng định truyền thông đóng một vai trò rất lớn trong việc xây dựng thương hiệu của DN tới người tiêu dùng.

Nếu hạn chế như vậy chỉ hạn chế được các DN trong nước còn các DN nước ngoài thì họ vẫn có chi phí. Như vậy, làm sao chúng ta có thể cạnh tranh được với các DN nước ngoài. Do vậy, cần phải mở rộng trần ra chứ không nên khống chế.

Sưu tầm